⚕️ Có Bao Nhiêu Loại Thuốc Điều Trị Viêm Đường Tiết Niệu

Ngày đăng - Lượt xem 247
Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)
247 View

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới với những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu nóng, nước tiểu chuyển màu đục,… Tùy theo tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng những loại thuốc phù hợp nhất.

Có Bao Nhiêu Loại Thuốc Điều Trị Viêm Đường Tiết Niệu?

Có Bao Nhiêu Loại Thuốc Điều Trị Viêm Đường Tiết Niệu?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở các chị em phụ nữ và cả những đấng mày râu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những triệu chứng và mức độ khác nhau.

Theo các chuyên gia, sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm vào cơ thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Cụ thể, những loài vi sinh vật có hại trong môi trường sẽ thâm nhập vào bên trong qua cơ quan sinh dục, tấn công thận, bàng quang và niệu đạo gây viêm nhiễm.

Do đó, nguyên tắc điều trị quan trọng nhất là phải tiêu diệt tối đa những tác nhân gây bệnh này. Thông thường, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh phù hợp để cải thiện bệnh.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu khác nhau và mỗi loại đều có những công dụng riêng. Vậy viêm đường tiết niệu uống thuốc gì, dưới đây là top 10 loại thuốc trị viêm đường tiết niệu phổ biến nhất mà bạn không nên bỏ qua.

  NITROFURANTOIN

Nitrofurantoin là một trong những loại thuốc kháng sinh đặc hiệu, thường được chỉ định cho các trường hợp viêm niệu đạo không có biến chứng. Những dược chất trong Nitrofurantoin có tác dụng tiêu diệt tối đa hai chủng vi khuẩn gây bệnh là gram âm và gram dương.

Khi các thành phần của thuốc đi vào trong cơ thể, chúng sẽ cản trở sự tổng hợp Protein, DNA, RNA cùng các tế bào vi khuẩn khác. Từ đó, làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, Nitrofurantoin cũng mang lại những tác dụng phụ nhất định mà bạn cần lưu ý.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

  CEFTRIAXONE

Ceftriaxone là một loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ giới, được sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Thuốc không được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nên sẽ được chuyển hóa và thải trừ ở gan, thận. Vì vậy, người bị suy gan, suy thận nặng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thông thường, Ceftriaxone sẽ được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch và bắp tay, do đó cần có sự trợ giúp của các nhân viên y tế chuyên nghiệp. Nếu dùng thuốc tại nhà, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và liều dùng của nhà sản xuất.

   CEPHALEXIN

Nếu vẫn chưa biết viêm đường tiết niệu uống thuốc gì thì Cephalexin chính là một gợi ý không thể bỏ qua. Đây là một loại thuốc kháng sinh phổ biến, thường được dùng để điều trị hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.

Cơ chế tác động của Cephalexin là cản trở quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn, khiến chúng bị vỡ và chết đi.

Có Bao Nhiêu Loại Thuốc Điều Trị Viêm Đường Tiết Niệu?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp là viêm bàng quang và viêm bể thận

Công dụng: Hỗ trợ điều trị các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng da, đường tiểu, viêm tai,…

  FOSFOMYCIN

Để trả lời câu hỏi viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì không thể không kể đến Fosfomycin. Đây là một loại đặc trị, có tác dụng tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm ở niệu đạo.

Cơ chế tác động của Fosfomycin dựa trên sự ức chế quá trình tổng hợp peptit polisaccarit ở thành tế bào. Từ đó, làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

  DOMITAZOL

Domitazol là thuốc trị viêm đường tiết niệu thuộc nhóm kháng khuẩn và ký sinh trùng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và phân phối bởi Công ty CP Xuất Nhập khẩu Y tế Domesco Việt Nam. Domitazol chỉ được sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ.

Bệnh nhân suy thận nặng hoặc trẻ từng bị động kinh, co giật do sốt không nên sử dụng loại thuốc này.

  TRIMETHOPRIM

Trimethoprim có khả năng ức chế hoạt động của các Enzyme Dihydrofolate – Reductase, từ đó thu hẹp ổ viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Loại thuốc kháng sinh này thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm đường tiết niệu.

Tuy nhiên, Trimethoprim vẫn chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, do đó người bệnh cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

  THUỐC AUGMENTIN

Augmentin bao gồm amoxicillin kết hợp cùng acid clavulanic. Trong đó, amoxicillin được biết đến là một kháng sinh có phổ kháng rộng, acid clavulanic là chất bảo vệ và hỗ trợ amoxicillin khỏi bị phân hủy. Sự phối hợp hoàn hảo này giúp thuốc Augmentin có thể mở rộng phổ kháng khuẩn của amoxicillin.

  LEVOFLOXACIN (LEVAQUIN)

Levofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon có tác dụng ngăn chặn và làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Sản phẩm không được sử dụng để điều trị virus hay điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh,…

Công dụng: Levofloxacin được chỉ định dùng cho người bị viêm xoang cấp viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hay viêm nhiễm phụ khoa, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da,…

  CIPROFLOXACIN (CIPRO)

Ciprofloxacin (Cipro) là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm phổi, viêm xoang, viêm đường tiết niệu. Thuốc hiện được sản xuất dưới 2 dạng là dạng viên (Ciprofloxacin 250mg, 500mg, 750mg) và dạng chất lỏng.

  NHÓM THUỐC KHÁNG SINH FLUOROQUINOLON

Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp viêm đường tiết niệu ở mức độ nặng. Bởi những tác dụng phụ mà loại thuốc này mang lại tương đối nguy hiểm và phức tạp. Đây được coi là giải pháp cuối cùng nếu những loại thuốc khác không phát huy được tác dụng.

Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon bao gồm Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Pefloxacin, Moxifloxacin, Lomefloxacin.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

 Viêm đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể do nhiễm khuẩn, vi khuẩn ecoli, một số người thì do nấm và trùng roi, lậu cầu khuẩn,...

 Chủ yếu do người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ hoặc không đúng cách.

 Một số người quan hệ tình dục không an toàn thì vi khuẩn lậu, giang mai… chính là thủ phạm gây viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác. 

 Niệu đạo không bình thường hoặc chấn thương.

 Mắc bệnh sỏi thận hoặc tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu có thể do dị ứng với hóa chất, bao cao su.

  Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu điển hình là như thế nào?

Các dấu hiệu viêm đường tiết niệu sẽ phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương và giống nhau ở cả nam và nữ giới, cụ thể là:

 Luôn có cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần đi lại rất ít, đó còn gọi là tiểu rắt

​ Tiểu đau, nóng rát, buốt như có kim châm

​ Nước tiểu có màu trắng mủ, đôi khi xuất hiện màu đỏ, hồng hoặc màu cola – thể hiện tình trạng viêm và có máu trong nước tiểu

Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu điển hình là như thế nào?

Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu điển hình là như thế nào?

​ Nước tiểu có mùi hôi nồng nặc.

​ Đau vùng lưng hông và bụng dưới. Đau vùng trực tràng ở nam và vùng xương chậu ở nữ, đặc biệt là ở trung tâm của xương chậu và xung quanh vùng xương mu.

Nếu tình trạng bệnh nặng, viêm có thể lan từ đường niệu dưới là bàng quang, niệu đạo,… viêm lên thận và dạ con (ở phụ nữ), gây ra cảm giác đau lưng, sốt, buồn nôn, nôn và rét run, ớn lạnh

Một số lưu ý khi dùng thuốc viêm đường tiết niệu

Bên cạnh câu hỏi viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi thì những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc cũng là điều khiến nhiều người bệnh băn khoăn. Để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

   Không tự ý thay đổi phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu vì điều này có thể cản trở quá trình điều trị và tác dụng của thuốc. Thậm chí làm tăng cơ hội kháng thuốc của vi khuẩn, khiến bệnh tình chuyển nặng và khó điều trị hơn.

​   Liều dùng thuốc và mức độ tác dụng còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người, do đó bạn không nên tự ý dùng thuốc theo đơn kê của người khác.

​   Nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ bất thường, bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.

​   Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ quan tiêu hóa trước tác dụng của thuốc.

​   Làm việc và nghỉ ngơi đầy đủ, tạo cho cơ thể điều kiện tốt nhất để phục hồi.

Trên đây là những loại thuốc Tây thường được chỉ định cho các trường hợp viêm nhiễm niệu đạo. Mỗi loại thuốc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được các thắc mắc về những loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN