Mức Độ Nguy Hiểm Của Trĩ Ngoại Độ 2

Ngày đăng - Lượt xem 212
Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)
212 View

Trĩ ngoại là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp ở tuổi trung niên, người già song hiện nay đối tượng mắc bệnh ngày càng “trẻ hoá”. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của trĩ ngoại độ 2 và giải pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này. 

Tổng Quan Về Trĩ Ngoại Độ 2 

Trĩ ngoại được hình thành do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức, sưng phồng lên. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này xuất phát từ việc gây áp lực lớn lên vùng hậu môn trực tràng, thường gặp ở những người táo bón kinh niên, thường xuyên đứng hoặc ngồi 1 chỗ trong thời gian dài. 

trĩ ngoại độ 2

    Khác với nội xuất hiện bên trong ống hậu môn thì các búi trĩ ngoại hoàn toàn có thể thấy bằng mắt thường và có thể sờ được búi trĩ ở ngay rìa hậu môn. Theo phân loại thì trĩ ngoại được chia làm 4 giai đoạn dựa trên cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Và trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển nhanh chóng với các triệu chứng rõ rệt hơn:

    Lúc này, kích thước búi lớn dần và có thể xuất hiện thêm nhiều búi khác khiến người bệnh cảm thấy cộm vướng ở hậu môn. 

 Hậu môn chảy dịch nhờn tạo ra môi trường ẩm ướt thậm chí có mùi hôi, gây cảm giác ngứa ngáy và không thoải mái cho người bệnh.

 Vùng hậu môn sưng phù lên và chảy máu nhiều hơn mỗi khi đi đại tiện. 

 Búi ngoại nằm ngay rìa hậu môn - nơi tập trung rất nhiều tế bào thần kinh cảm giác nên người bệnh luôn trong tình trạng đau nhức, đặc biệt khi có tác động tới vùng hậu môn.

Trĩ Ngoại Độ 2 Có Nguy Hiểm Không?

    Thực tế, trĩ ngoại độ 2 vẫn được xem là cấp độ nhẹ nên cũng chưa gây ra quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là “thời gian vàng” để chữa trị bởi nếu chủ quan hoặc chậm trễ hơn, tiến triển tới ngoại độ 3,4 thì người mặt sẽ đối diện với các nguy cơ sau đây:

 Thiếu máu: Bệnh càng nặng thì tình trạng chảy máu hậu môn càng nghiêm trọng. Không ngăn chặn kịp thời sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính làm suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu và dẫn tới nhiều bệnh lý khác. 

 Viêm nhiễm: Búi trĩ sưng tấy, phù nề và luôn bị ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm. Nếu kéo dài có thể bị áp xe hậu môn, hoại tử hậu môn đồng thời lây lan viêm nhiễm tới các bộ phận lân cận. 

biến chứng bệnh trĩ ngoại

 Ảnh hưởng tới chức năng hậu môn: trĩ ngoại càng nặng thì càng ảnh hưởng tới quá trình đi đại tiện, điều này có thể dẫn tới nguy cơ đại tiện không tự chủ.

 Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Búi trĩ sưng to gây đau rát, hậu môn viêm nhiễm chảy dịch hôi thối là nguyên nhân khiến người bệnh tự ti, giảm ham muốn và ảnh hưởng xấu tới đời sống tình dục.

 Nguy cơ ung thư: Biến chứng nguy hiểm nhất của trĩ ngoại độ 2 nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ ung thư hậu môn - trực tràng. 

    Do đó, cách tốt nhất khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, mọi người không được chủ quan và nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có thể kịp thời phát hiện cũng như có giải pháp hỗ trợ chữa đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

Trĩ Ngoại Độ 2 Phải Làm Sao?

    Theo các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn cho biết: Đối với trĩ ngoại cấp độ 2, tình trạng bệnh vẫn chưa quá phức tạp nên có thể hỗ trợ điều trị bằng thuốc để tiêu viêm; giảm sưng, đau rát, ngứa ngáy hậu môn; cầm máu đồng thời ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ.

    Tuy nhiên bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra biến chứng nếu người bệnh tự ý mua về sử dụng. Do đó hãy tới cơ sở chuyên khoa hậu môn - trực tràng uy tín như Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn (số 153-155 Nguyễn Văn Cừ, P.2, Q.5, TP.HCM) để bác sĩ thăm khám và kê đơn. 

    Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng bệnh diễn biến nặng thêm:

 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước để hỗ trợ trao đổi chất, nhuận tràng, tránh táo bón, giúp phân mềm hơn dễ đi đại tiện hơn.

 Hạn chế đứng hoặc ngồi tại chỗ quá lâu, thường xuyên tập thể dục thể thao, đi bộ… Đặc biệt là không ngồi xổm để tránh tạo sức ép lớn lên các tĩnh mạch vùng hậu môn. 

 Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng vùng hậu môn, tập thói quen đi đại tiện hàng ngày để tránh táo bón, phân khô cứng làm tổn thương hậu môn thêm. 

   Xem thêm: phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 3 là gì

  Trên đây là chia sẻ liên quan về “trĩ ngoại độ 2 có nguy hiểm không?” để bạn đọc biết và tham khảo. Nếu bạn đang bị làm phiền, hãy nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi ngay tới Hotline 02873071888 để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ và tư vấn miễn phí.