⚕️ Trĩ Nội Có Bao Nhiêu Cấp Độ?

Ngày đăng - Lượt xem 335
Điểm trung bình: 10 / 10 ( 2 lượt đánh giá)
335 View

Bệnh trĩ là căn bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhất là trĩ nội. Việc mắc bệnh trĩ nội không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt mà chúng còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của bệnh nhân. Vậy trĩ nội có bao nhiêu cấp độ làm thế nào để nhận biết mình đang ở giai đoạn nào của trĩ nội. Mời bạn đọc theo dõi bài viết để có thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về căn bệnh nhạy cảm này.

Bệnh trĩ nội có mấy cấp độ?

Bệnh trĩ là căn bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu từ tĩnh mạch, tiểu động mạch và các mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Trĩ gây tổn thương lên các mạch máu khiến cho tĩnh mạch bị phình to ra gây chảy máu và đau nhức cho người bệnh. 

Trĩ nội là một trong những loại khó có thể phát hiện và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Phần lớn nội thường được phát hiện là khi người bệnh có dấu hiệu đi đại tiện ra máu đỏ tươi, máu chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. 

các cấp độ của trĩ nội

Bệnh có bao nhiêu cấp độ

Trĩ nội có bao nhiêu cấp độ? Thông thường, được chia ra là 4 cấp độ, người bệnh thường có thể dựa vào 4 cấp độ dưới đây để đánh giá được tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn nào.

   Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất. Trong giai đoạn này búi trĩ còn nhỏ và nằm sau trong ống hậu môn, bạn chỉ có thể phát hiện khi đi đại tiện ra máu, máu lẫn vào phân, máu có màu đỏ tươi thì nó được phân loại ra là cấp độ 1 của bệnh.

   Cấp độ 2: Trong giai đoạn này, búi trĩ nội đã có dấu hiệu to hơn và bị sa ra ngoài, bạn có thể quan sát và cảm nhận được chúng thập thò ở ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Lúc này người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn bị đau rát ở quanh khu vực hậu môn. Nếu trĩ sa ra ngoài tự giảm một cách tự nhiên thì đây được xem là cấp độ 2 của bệnh.

   Cấp độ 3: Tới giai đoạn này búi trĩ đã phát triển to ra và dày có màu sẫm, thô cứng và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện và không tự giảm như ở cấp độ 2. Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ cần hắt xì, ho cũng có thể khiến búi lòi ra ngoài. Muốn búi thụt vào bên trong chỉ có cách làm thủ công (dùng tay) để đẩy búi trở vào lại bên trong, điều này có nghĩa là chúng có thể được đẩy trực tiếp vào lại trực tràng.

   Cấp độ 4: Giai đoạn này là giai đoạn nặng nhất trong 4 cấp độ có hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài trực tràng, các cơ hậu môn bị giãn lỏng và bị chảy dịch gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ở vùng hậu môn. Trong giai đoạn này nếu không kịp thời chữa trị có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác như: đau hậu môn, tắc mạch, thiếu máu, nghẹt gây phù nề, hậu môn và vùng kín,...

Nhấn vào đây để được bác sĩ tư vấn nhanh chóng

Đối tượng dễ mắc phải trĩ nội

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi dù là nam hay nữ dù làm bất kể ngành nghề gì cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, phần lớn những đối tượng mắc dưới đây có nguy cơ cao dễ mắc phải nhất là:

    Những người thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy phải rặn nhiều, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.

    Phụ nữ mang thai là một trong những nguyên nhân dễ mắc phải nhất.

    Những người thừa cân và béo phì, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Những người có chế độ ăn ít chất xơ, khiến phân cứng khó đi ngoài.

    Những đối tượng có u vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u xơ tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở lưu thông máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

    Những người gia tăng áp lực ổ bụng do thường xuyên lao động nặng như: khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…; đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, tài xế... làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Những đối tượng dễ mắc phải trĩ nội nhất

Làm gì khi mắc phải trĩ nội?

Người mắc phải bệnh trĩ nên tìm tới các cơ sở điều trị bệnh hậu môn trực tràng uy tín để được thăm khám và nhận sự tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình, nhằm giúp cải thiện sức khỏe của mình.

Khi mắc phải trĩ nội, người bệnh nên áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp cho quá trình điều trị của bản thân nhanh chóng đạt hiệu quả cao:

    Uống nhiều nước, nhất là nước ép rau quả để cung cấp đủ nước cho cơ thể, làm mềm phân.

​    Ăn nhiều chất xơ với rau xanh, củ quả để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là tránh tình trạng táo bón.

​    Nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng. Tránh ngồi quá lâu, ngồi nhiều ở một tư thế khiến áp lực đè lên búi .

​    Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý khoa học, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress.

​    Khi có biểu hiện dù nhẹ cũng nên đến cơ sở y tế uy tín để khám bệnh. Việc phát hiện kịp thời trong giai đoạn đầu sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và hiệu quả hơn.

phòng khám y học sài gòn

Phòng khám Y Học Sài Gòn- Địa chỉ khám bệnh trĩ an toàn hiệu quả

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc cũng đã có thể nhận định được tình trạng bệnh trĩ của mình thông qua 4 cấp độ như đã kể trên. Đồng thời, có thêm kiến thức về bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Để có thể điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh nên tìm đến những cơ sở địa chỉ chuyên thăm khám chữa bệnh hậu môn - trực tràng uy tín để điều trị. Điều này giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.