Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Cách xử lý?

Ngày đăng - Lượt xem 304
Điểm trung bình: 10 / 10 ( 3 lượt đánh giá)
304 View

Mang thai và làm mẹ là thiêng chức, niềm hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ. Nhưng trong một số trường hợp sau khi bác sĩ kiểm tra, siêu âm phát hiện sản phụ đã mang thai ngoài tử cung.Vậy mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến người mẹ thế nào?

Mang thai ngoài tử cung là gì? Chúng xảy ra khi nào

Thông thường, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển và làm tổ trong dạ con. Tất cả các trường hợp phát triển trứng ở những nơi khác ngoài tử cung được gọi là thai ngoài tử cung. Tử cung là nơi duy nhất có chức năng đảm bảo cung cấp đầy đủ không gian và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển bình thường, do đó, thai ngoài tử cung thường bị vỡ hoặc chết sớm vì thế chúng thật sự rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, việc mang thai ngoài tử cung là một trong những trường hợp hiếm thấy chiếm tỷ lệ 0,5-1% ca mang thai trứng đã thụ tinh không tới được lòng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, thường gặp nhất là ở vòi tử cung.

Mang thai ngoài tử cung là gì

Có rất nhiều nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là viêm nhiễm vòi trứng, tắc ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng, dính tử cung, sẹo ở cổ tử cung, trong đó nhiều trường hợp phá thai và nhiễm trùng vùng chậu là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, có những nguyên nhân khác như u nang buồng trứng, phẫu thuật trước ống dẫn trứng, nạo phá thai, sinh mổ, điều trị lộ tuyến cổ tử cung, phụ nữ mang thai khi lớn tuổi,...

Mang thai ngoài tử cung rất khó phát hiện do các triệu chứng không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn:

    Đau vùng bụng dưới, một bên, đau âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói, mất kinh, đau bụng, chảy máu âm đạo, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn.

​   Do đó, cách tốt nhất để phát hiện thai ngoài tử cung là đến bệnh viện để siêu âm ngay khi nghi ngờ có thai hoặc đau bụng và chảy máu bất thường.

​   Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, các dấu hiệu này có thể kèm theo đau đầu, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt thấp, chuột rút, đau lưng, chóng mặt, người bệnh cảm thấy rất mệt, có thể ngất xỉu và nếu không được mổ kịp thời thì có thể bị tử vong trên đường cấp cứu.

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Khi thai phụ mang thai ngoài tử cung thì thai có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu chị em không phát hiện và xử lý kịp thời như:

  Khả năng sống của thai nhi rất thấp

Theo các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Y Học Sài Gòn cho biết tử cung là nơi cung cấp tất cả các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bào thai. Đối với thai nhi ở ngoài tử cung không thể cung cấp đầy đủ các điều kiện như máu, chất dinh dưỡng... nên khả năng sống sót rất thấp, thậm chí không thể.

mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không

​  Gây mất máu

Mang thai ngoài tử cung có thể khiến túi thai phát triển và vỡ ra, tác động trực tiếp đến các mạch máu tại ổ bụng dẫn đến xuất huyết ồ ạt với lượng máu khá nhiều. 

Khi túi thai bị vỡ bệnh nhân có thể mất từ 700ml đến hơn 1 lít máu, vì thế khả năng thai phụ bị mất quá nhiều máu có thể liên lụy đến tính mạng và cần được điều trị kịp thời. Ngoài ra việc thai phụ bị mất máu quá nhiều có thể gây ra một số phản ứng bất đồng về nhóm máu đồng thời tốn kém chi phí cho việc điều trị.

Với lượng máu bị mất  từ 70ml đến hơn 1 lít máu là một con số nguy hiểm, do đó việc điều trị sớm khi bị thai ngoài tử cung là rất cần thiết.

​  Vô sinh

Khi thai ngoài tử cung không được phát hiện và điều trị kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có nguy cơ làm cho thai phụ bị vô sinh rất cao. Nếu túi thai bị vỡ sẽ gây xuất huyết ồ ạt và ảnh hưởng xấu đến tính mạng người bệnh. Điều trị tại thời điểm này các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thai phụ cắt bỏ ống dẫn trứng, từ đó cơ hội mang thai trở lại của người bệnh là rất thấp. Nếu hai đầu ống dẫn trứng bị cắt bỏ sẽ khiến cho người mẹ gặp phải vô sinh.

Xử lý thai ngoài tử cung như thế nào?

Thai ngoài tử cung rất khó có thể phát triển bình thường trong thai kỳ được, do không đủ dinh dưỡng. Thai nhi sẽ vỡ và chảy máu, tùy thuộc vào vị trí của thai nhi. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là cần loại bỏ thai nhi hoặc làm cho phôi thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi. Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng thuốc: đây là phương pháp đình chỉ thai kỳ bằng cách tiêm một lượng thuốc đặc hiệu chuyên biệt để giải quyết vấn đề thai ngoài tử cung. Có nhiều cách dùng thuốc: thông thường các bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất hoặc tiêm thẳng vào khối thai. Khi điều trị thai ngoài tử cung bằng phương pháp này thì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan.

Nhưng do điều trị thai ngoài tử cung thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc với liều lượng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại. Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng bào thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần). Cũng có khi thai nhi vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, lúc này buộc phải chuyển sang thực hiện phẫu thuật.

xử lý tình huống mang thai ngoài tử cung

Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào

Điều trị ngay tại chỗ: thuốc hoặc các chất đặc biệt được tiêm vào tế bào thai, mục đích là loại bỏ tế bào thai chết, có thể dùng Methotrexate, dung dịch hypertonic, kali clorua ... Tuy nhiên, đây là việc điều trị không phổ biến, chỉ được sử dụng có giới hạn các trường hợp hữu hạn.

Điều trị bằng cách bảo tồn hoặc không bảo tồn: là bác sĩ sẽ xem xét có nên cắt bỏ ống dẫn trứng hay không. Khi bào thai vỡ ra, ống dẫn trứng được cắt bỏ. Nếu bệnh nhân chỉ có một bên ống dẫn trứng, thì vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, nếu lần kế tiếp xảy ra thai ngoài tử cung, có nhiều khả năng bị mất các ống dẫn trứng còn lại.

Do đó, khi khối thai chưa vỡ, bác sĩ sẽ đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng. Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu. Ngoài ra còn có khả năng mang thai ngoài tử cung ngay bên trên ống dẫn trứng, tuy nhiên, nếu bệnh nhân duy trì ống dẫn trứng, cơ hội thụ thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ có một bên ống dẫn trứng. Có thể thực hiện phương pháp bảo tồn thông qua phẩu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng.

Trong trường hợp điều trị thành công, ống dẫn trứng được giữ lại tự nhiên, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.

Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:

   Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ.

   Tình trạng sức khoẻ của thai phụ, khả năng kinh tế.

Phòng ngừa thai ngoài tử cung

   Để phòng tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung thì chị em nên cố gắng  giữ vệ sinh bộ phận sinh dục.

   Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ để điều trị sớm và dứt điểm các bệnh viêm nhiễm.

   Khi quan hệ tình dục nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít rủi ro như dùng bao cao su, uống thuốc ngừa thai hằng ngày.

   Khi chị em thử thai tại nhà và có kết quả dương tính, bạn nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem có bất thường hay không, đặc biệt nếu bạn có tiền sử mang thai ngoài tử cung, bệnh viêm nhiễm phụ khoa và khi thai phụ bị xuất huyết bất thường thì thai phụ nên đến những địa chỉ phá thai an toàn để được chuẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý: khi chọn địa chỉ khám và phá thai an toàn toàn khi mang thai ngoài tử cung thì nên chọn những địa chỉ, cơ sở phá thai uy tín, chất lượng có đủ các tiêu chí như cơ sở vật chất khang trang có đầy đủ giấy phép hoạt động hành nghề do Sở Y tế cấp phép lưu hành, đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, mức chi phí phá thai an toàn luôn được công khai minh bạch, đầy đủ có loại thiết bị máy móc, vật tư y tế hiện đại nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện phá được diễn ra an toàn, thuận lợi.

Để được biết thêm thông tin về vấn đề mang thai ngoài tử cung​ và phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung, chị em hãy đến với Phòng Khám Đa Khoa Y Học Sài Gòn chúng tôi để được tư vấn phụ khoa online hoàn toàn miễn phí hoặc để lại SDT đội ngũ nhân viên y tế sẽ liên hệ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn.