Những Phương Pháp Điều Trị Giang Mai Đang Được Áp Dụng

Ngày đăng - Lượt xem 424
Điểm trung bình: 10 / 10 ( 2 lượt đánh giá)
424 View

Giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên vẫn còn nhiều phương pháp ức chế sự phát triển của bệnh hiệu quả. Vậy những phương pháp điều trị bệnh giang mai là gì? Địa chỉ điều trị bệnh giang mai an toàn và uy tín ở đâu? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để nắm rõ hơn.

Bệnh giang mai là gì?

bệnh giang mai

Bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra. Giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội do tốc độ truyền nhiễm cao (thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con, truyền máu…) 

Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. 

Do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai.

Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?

1. Do quan hệ tình dục không an toàn với đối tác mang bệnh:

Bởi giang mai là một bệnh xã hội nên con đường lây truyền bệnh nhanh và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Việc quan hệ tình dục ở đây tính cả các hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng không bảo vệ. 

2. Lây từ mẹ sang con:

Phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh. 

3. Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh:

Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh. 

4. Lây qua đường máu:

Vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. 

5. Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh:

Đây cũng chính là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.

► Lưu ý: Bệnh giang mai lây nhiễm mạnh nhất trong thời kỳ ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nữa.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu!

Bệnh giang mai nguy hiểm không?

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai có nguy hiểm không? Giang mai được xếp vào nhóm bệnh khá nguy hiểm, chúng sẽ tác động xấu tới sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân nếu người bệnh không kiên trì điều trị. Càng để lâu, xoắn khuẩn phát triển càng mạnh, dẫn đến sự lây lan tổn thương đến khắp cơ thể.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo người bệnh ngay khi có dấu hiệu nhiễm giang mai ban đầu, cần đến cơ sở chuyên khoa để được xét nghiệm và điều trị, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân chịu đựng nhiều biến chứng, cơ quan nội tạng bị suy giảm chức năng, thị lực bị ảnh hưởng, các vết loét ngày càng lan rộng và khó lành, việc điều trị trong giai đoạn này là vô cùng phức tạp và khó khăn.

Những phương pháp điều trị giang mai đang được áp dụng.

Bệnh giang mai nếu không được điều trị trong vài năm, nó có thể ảnh hưởng đến tim, mạch máu, não và hệ thần kinh, làm tăng cơ hội lây nhiễm HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS. Theo thời gian, nó có thể làm hỏng các cơ quan trong cơ thể và thậm chí dẫn đến tử vong. Tất nhiên, nếu không được điều trị, có thể sẽ lây truyền qua đường tình dục cho bạn tình. Tuy nhiên, bệnh lại rất dễ dàng điều trị và chữa khỏi trong giai đoạn đầu.

Phương pháp điều trị giang mai được đề nghị ở tất cả các giai đoạn của bệnh này là kháng sinh penicillin, một loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh giang mai. 

Nếu bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc đề nghị khử nhạy với penicillin. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn nguyên phát, thứ phát hoặc giai đoạn đầu (theo định nghĩa là dưới một năm), phương pháp điều trị được đề nghị là tiêm penicillin đơn lẻ. 

Nếu đã mắc bệnh giang mai lâu hơn một năm, có thể cần thêm liều tiêm. Không có thuốc không kê đơn hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà sẽ chữa khỏi bệnh giang mai - chỉ có kháng sinh mới có thể làm được điều đó.

Cách chăm sóc sau khi điều trị như thế nào?

► Sau khi bạn được điều trị bệnh giang mai: Hãy chắc chắn rằng đã dùng tất cả các loại thuốc (thuốc hoặc tiêm bổ sung), ngay cả khi các triệu chứng biến mất trong quá trình điều trị. 

► Làm các xét nghiệm máu và xét nghiệm định kỳ để đảm bảo đáp ứng với liều penicillin thông thường. 

► Theo dõi cụ thể sẽ phụ thuộc vào giai đoạn giang mai bạn được chẩn đoán. 

► Tránh tiếp quan hệ tình dục với các đối tác mới cho đến khi điều trị kết thúc và xét nghiệm máu cho thấy nhiễm trùng đã được chữa khỏi. 

► Thông báo cho bạn tình để họ có thể được xét nghiệm và được điều trị nếu cần thiết. 

► Phải xét nghiệm nhiễm HIV. 

► Và hãy nhớ rằng việc điều trị không có nghĩa là không thể bị nhiễm bệnh giang mai một lần nữa hoặc lây lan sau đó. Cách duy nhất để phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm đó là kiêng quan hệ tình dục không an toàn. Khi quan hệ tình dục, luôn luôn sử dụng bao cao su.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu!

Cách phòng tránh bệnh giang mai.

Để phòng tránh bị lây bệnh, nên chú ý phòng tránh bằng các biện pháp sau:

► Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng. 

► Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su). 

► Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai. 

► Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các chị em phụ nữ có thai. 

► Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không được tự ý mua thuốc điều trị.

Phòng khám Y Học Sài Gòn - Địa chỉ thăm khám và ngăn chặn sự phát triển của bệnh

Phòng khám Y Học Sài Gòn (153-155 Nguyễn Văn Cừ, P. 2, Quận 5, TP.HCM) được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực thăm khám xét nghiệm và điều trị các bệnh lý xã hội, bao gồm bệnh giang mai. Sự đầu tư đầy đủ và hiện đại các trang thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, phòng khám Y Học Sài Gòn sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân.

Phòng khám Y Học Sài Gòn

Phòng khám Y Học Sài Gòn - Uy tín dẫn dắt niềm tin

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có tay nghề giỏi, hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực.

Trang thiết bị hệ thống máy móc được đầu tư đầy đủ, và nâng cấp hiện đại.

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng bệnh nhân.

Môi trường khang trang, sạch sẽ, được vô trùng kỹ càng.

Thái độ phục vụ nhiệt tình, luôn tận tâm với người bệnh.

Quy trình khám chữa bệnh khoa học, chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn.

Chính sách bảo mật thông tin tốt.

Mức giá hợp lý, được niêm yết theo Sở Y Tế.

Hy vọng với nội dung " Những phương pháp điều trị giang mai đang được áp dụng" phía trên giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc sức khỏe cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 02873071888 hoặc nhắn tin vào khung chat để được tư vấn nhanh chóng.